
|

|
Hình 1: Chọn dê đực nuôi thịt
|
2. Chuồng nuôi:
Chuồng nuôi dê có thể làm đơn giản và rẻ tiền bằng các loại vật liệu sẵn có ở địa phương, nhưng phải đáp ứng được đặc tính của dê là thích sống nơi cao ráo, thoáng mát, không ẩm thấp. Sàn chuồng (làm bằng dạt tre hoặc gỗ) có kẻ hở 1,5 cm để tiện cho phân dê lọt xuống, phía dãy trước chuồng làm ngăn đựng cỏ hoặc máng đựng thức ăn tinh bột, dưới sàn dùng xi măng tráng liền có độ dốc để nước tiểu dê dễ thoát, tiện cho việc quét dọn và thu gom phân. Xây dựng chuồng trại nuôi dê xa khu dân cư, đảm bảo chuồng dê luôn khô và sạch, thoáng mát về mùa hè, kín ấm về mùa đông tránh mưa tạt, gió lùa. - Sân chơi là phần nền đất, tiếp giáp với chuồng, có hàng rào bảo vệ. Sân chơi cần có diện tích rộng ít nhất gấp 3 lần diện tích chuồng nuôi. Ở sân chơi phải có bóng mát, không có vũng nước đọng, có máng ăn và máng đựng nước sạch cho dê uống hàng ngày. Diện tích chuồng cần mỗi con dê:
- Dê thịt: 0,6m2/con
- Dê nái sinh sản 0,8m2/con;
- Dê mới cai sữa 0,3m2/con.
Định kỳ phải quét dọn và vệ sinh, phun thuốc tiêu độc, khử trùng chuồng trại bằng các loại hóa chất Benkocid, Iodin…
 |
Hình 2: kiểu chuồng đơn giản nuôi dê đực lấy thịt |
3. Kỹ thuật nuôi dưỡng:
3.1. Thức ăn: Do có khả năng ăn tạp nên nguồn thức ăn cung cấp cho dê rất phong phú, có thể là các loại cây bụi, cỏ trồng, cỏ mọc tự nhiên, các loại lá cây (lá nho, lá táo, so đũa, mít, chuối, keo dậu, dâm bụt, lá bàng...), phế phẩm nông nghiệp (rơm, thân cây ngô, ngọn mía, dây đậu...), các loại củ quả (khoai lang, bí đỏ, chuối...), thức ăn tinh, thức ăn khoáng… Trong đó, thức ăn thô xanh thường chiếm khoảng 55 – 70% khẩu phần ăn của dê. Chú ý không để dê ăn các loại lá độc hoặc những nơi có dùng thuốc hóa học. Ngoài ra, bổ sung thêm thức ăn tinh (cám tổng hợp, cám bắp, cám gạo…), rỉ mật, chú ý cho uống nước sạch đầy đủ, mỗi ngày bổ sung vào thức ăn cho dê 8 – 10g muối ăn, hoặc treo bánh đá liếm trong chuồng cho dê liếm.
3.2. Chăm sóc cho dê:
- Thường xuyên theo dõi số lượng và tình trạng sức khỏe của đàn dê. Đối với dê vỗ béo, nên nhốt trong chuồng, hạn chế chăn thả để tránh tiêu hao năng lượng, tăng trọng nhanh.
4. Cách phòng trừ một số bệnh thường gặp ở dê:
Việc phòng bệnh bằng vắc-xin có vai trò rất quan trọng trong chăn nuôi dê, cần thực hiện tiêm phòng một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho đàn dê như sau:
4.1. Phòng bệnh đậu:
- Vắcxin đậu dê: Vắc xin dùng để tiêm phòng cho dê từ 1 tháng tuổi trở lên theo đường tiêm dưới da hoặc tiêm bắp.
- Liều lượng sử dụng: 1 ml/con, tiêm dưới da hoặc tiêm bắp, tiêm 2 lần/năm.
- Những chú ý khi sử dụng: Chỉ tiêm cho dê từ 1 tháng tuổi trở lên; Sát trùng bơm, kim tiêm thật kĩ trước khi tiêm; Lắc đều lọ vắcxin trước khi sử dụng; Không tiêm vắc- xin trong vòng 21 ngày trước khi giết mổ dê.
4.2. Phòng bệnh viêm ruột hoại tử:
- Tiêm giải độc tố phòng bệnh viêm ruột hoại tử cho dê.
- Liều tiêm: 2 ml/con, tiêm dưới da cổ, mỗi năm tiêm 2 lần vào tháng 3 và tháng 9.
- Sau 2 tuần có miễn dịch.
4.3.Phòng bệnh tụ huyết trùng:bằng vắc xin tụ huyết trùng
- Liều tiêm: 2 ml/con cho dê từ 1 tháng tuổi trở lên, tiêm dưới da hoặc tiêm bắp thịt.
- Tiêm vắc xin định kì 2 lần/năm để phòng bệnh tụ huyết trùng cho đàn dê.
- Chú ý: Lắc kĩ lọ vắcxin trước khi sử dụng và chỉ sử dụng trong ngày.
4.4. Phòng bệnh lở mồm long móng: bằng Vắcxin lở mồm long móng
- Liều tiêm: 1 ml/con, tiêm sâu vào bắp thịt.
- Thời gian tiêm: mũi đầu tiên lúc 4 tháng tuổi. Sau 2 tuần có miễn dịch, tiêm nhắc lại tùy thuộc vào tình hình dịch bệnh của địa phương. Sau 12 tháng chủng lại.
4.5. Bệnh viêm miệng lở loét: Dùng chất chua (khế, chanh,…) chà xác quanh vùng miệng cho sạch, sau đó dùng Xanh methylen bôi lên vùng lở loét cho dê. Nếu bệnh nặng dùng Penicilin hoặc Streptomycin để tiêm.
4.6. Bệnh thối móng: rửa sạch móng dê bằng nước muối hoặc thuốc tím, cắt bỏ chốc móng thối, nạo bỏ hết phần bị thối, rồi rắc bột Sulphamit vào chỗ loét.
5. Phòng, trị giun sán cho dê:
- Phòng trị giun (giun phổi, giun xoăn dạ dày và ruột): không chăn dê ở bãi cỏ ẩm ướt có vũng nước tù. Phân dê phải đem ủ để diệt trứng giun. Dê từ 5 đến 12 tháng tuổi phải tẩy giun định kỳ từ 2 đến 3 tháng một lần. Thuốc dùng là Levamisol, liều 1ml/10-15 kg thể trọng, Ivermectin, liều 1ml/kg thể trọng tiêm vào bắp cổ dê.
- Phòng trị bệnh sán lá gan, sán lá dạ cỏ cho dê: Có thể dùng một trong các thuốc sau:
+ Thuốc Vime-Fasci: liều 1ml/15-20kg thể trọng, tiêm dưới da vùng cổ.
+ Thuốc Albendazol: liều 50 mg/kg P, cho uống.
- Phòng trị bệnh sán dây cho dê: Dùng thuốc Niclosamid: liều 20 mg/kg TT, cho uống.
- Phòng trị bệnh ngoại kí sinh trùng (ve, rận): Phun định kì 2 tuần/lần cho dê bằng một trong các thuốc: Abuitox, Amitaz, Hantox 200...hoặc Ivermectin tiêm liều 1ml/kg P.
(Bài viết có tham khảo tài liệu từ Internet)
Bác sỹ thú y Nguyễn Điều