Trong những năm gần đây, thời tiết khí hậu Ninh Thuận xảy hạn hán kéo dài, tiếp đến là mưa lũ, làm cho một số vùng đồng cỏ chăn thả gia súc của các địa phương từ khô cằn sang ngập úng, gia súc thiếu thức ăn, suy dinh dưỡng, phát sinh bệnh tật dẫn đến chết. Qua điều tra dịch tể nguyên nhân gia súc chết rãi rác, kéo dài sau mưa lũ là do gia súc mắc nhiều sán lá gan và bệnh ký sinh trùng đường máu. Nguyên nhân, giai đoạn mưa lũ, khí hậu thời tiết ẩm thấp là điều kiện thích hợp cho các vật chủ trung gian (như ve, mòng, ốc nước ngọt…) phát triển mang ấu trùng gây bệnh cho trâu, bò, dê, cừu.
Tác hại của ký sinh trùng ở trâu, bò, dê, cừu:
+ Cướp đi dinh dưỡng làm trâu bò, dê, cừu gầy yếu, chậm lớn.
+ Làm giảm sức đề kháng.
+ Có thể gây chết, nhất là bê, nghé non.
Những ký sinh trùng thường hiện diện và gây bệnh gia súc, gồm:
I. Sán lá gan:
1. Đặc điểm:
- Gây ra do một loại sán lá ký sinh ở ống dẫn mật trong gan.
- Vật chủ: Trâu, bò, dê, cừu.
- Người cũng có thể mắc bệnh này.
- Trâu bò già mắc nhiều hơn trâu bò non.
- Vật chủ trung gian là ốc nước ngọt (chỉ nhỏ bằng hạt ngô, không phải là loại ốc người thường ăn).
- Bệnh thường xảy ra ở những vùng lầy lội, ngập nước.
|
 |
2.Triệu chứng:
Bệnh tiến triển chậm, triệu chứng thường không điển hình:
- Niêm mạc nhợt nhạt (do thiếu máu), có khi vàng (do bị tắc ống dẫn mật)
- Ỉa chảy xen kẻ táo bón
- Phù mí mắt, yếm, chân, bụng
- Gầy trơ xương.
- Cuối cùng chết do kiệt sức nếu không điều trị kịp thời

Bò mắc bệnh gầy yếu
|

Gan bò nhiễm sán lá
|
3. Phòng bệnh: Tránh chăn thả gia súc vùng lầy lội, ngập nước; thu gom phân đem ủ để diệt trứng sán; nuôi thả vịt để diệt ốc. Định kỳ tẩy sán 4-6 tháng/lần
4. Điều trị: Có thể dùng một trong các thuốc sau:
- Fasci (Vimedim): 1 ml/30-35kg P, tiêm dưới da.
- Fasiolid: 4ml/100 kg P, tiêm dưới da.
- Dovernix: liều dùng 1ml/25kg P
- Albendazon :1ml/10 kg , cho uống…
II. Bệnh tiêm mao trùng trâu bò
1. Đặc điểm:
- Là bệnh ký sinh trùng đường máu.
- Vật chủ: Trâu, bò, dê, cừu, ngựa ở mọi lứa tuổi.
- Bệnh xảy ra quanh năm, nhưng nhiều nhất vào vụ Đông Xuân.
- Bệnh thường tiến triển chậm (có khi kéo dài 2-3 tháng)
|
 |
2. Triệu chứng: Trâu bò, dê cừu mắc bệnh thường có biểu hiện:
- Sốt cao 40-420C, cách quãng (cứ sốt 1-2 ngày rồi hạ xuống bình thường, sau 2-6 ngày lại sốt trở lại).
- Mắt viêm chảy dịch đặc.
- Niêm mạc nhợt nhạt
- Phù thủng ở chân sau, hầu, bộ phận sinh dục.
- Sút cân, gầy dần, liệt 2 chân sau, kiệt sức dần rồi chết.
3. Cách lây nhiễm:
Ve, mòng đốt (hút máu) gia súc mắc bệnh ký sinh trùng đường máu, mang mầm bệnh đến đốt gia súc đang khỏe mạnh làm lây truyền mầm bệnh cho gia súc, và mầm bệnh sẽ nhân lên trong máu gia súc đến một giai đoạn làm gia súc mắc bệnh |
|

4. Biện pháp phòng trừ:
- Phòng bệnh: Vệ sinh chuồng trại, thu gom phân, chất thải đem ủ để diệt ấu trùng, ngăn chặn ruồi mòng phát triển. Phun thuốc diệt ruồi diệt ve, mòng: Ivermectin, …
- Điều trị: Có thể dùng một trong các loại thuốc sau:
+ Azidin: 1 lọ/100 kg P. Pha 1 lọ với 7 ml nước cất, tiêm sâu bắp thịt
+ Trybabe: 1 lọ/140kgP. Pha 1lọ với 20 ml nước cất, tiêm sâu bắp thịt
+ Berenil: 1 lọ/300 kg P. Pha 1 lọ với 30 ml nước cất, tiêm sâu bắp thịt
Người viết: BSTY Nguyễn Điều