PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH COVID-19
TRONG CÁC CƠ SỞ GIẾT MỔ GIA SÚC GIA CẦM
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đã và đang xảy ra rất phức tạp và khó lường trên địa bàn tỉnh. Để bảo đảm an toàn dịch bệnh động vật, an toàn thực phẩm tại các địa phương, an toàn dịch bệnh Covid-19 cho lực lượng thú y làm công tác kiểm soát giết mổ, công nhân, người lao động trong các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm. Nhất là trong giai đoạn thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phù và Chỉ thị 16/CT-UBND ngày 16/7/2021của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận. Đồng thời, thực hiện chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 4884/BNN-TY ngày 03/8/2021; Ủy ban nhân dân tỉnh tại Công văn số 3115/VPUB-KTTH ngày 04/8/2021 và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 2590/SNNPTNT-KHCN ngày 04/8/2021 V/v thực hiện công tác kiểm soát giết mổ động vật trong tình hình dịch bệnh Covid-19.
Chi cục Chăn nuôi và Thú y hướng dẫn Trạm Chăn nuôi và Thú y các huyện, thành phố bố trí cán bộ thực hiện kiểm dịch, kiểm soát giết mổ tại cơ sở giết mổ đảm bảo quy định theo Hướng dẫn số 2242/LĐTBXH-TLĐ-PTM ngày 14/7/2021 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam về việc tổ chức thực hiện vừa cách ly, vừa sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, theo đó chỉ được tổ chức sản xuất, kinh doanh khi cơ sở giết mổ và người lao động thực sự an toàn, cụ thể như sau: (1) Cơ sở giết mổ có nguy cơ lây nhiễm Covid-19 ở mức nguy cơ thấp trở xuống (<30%) theo Quyết định số 2194/QĐ-BCĐQG ngày 27/5/2020 của Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19; đã thực hiện ký Bản cam kết bảo đảm thực hiện các biện pháp an toàn phòng, chống dịch Covid-19; có kế hoạch phòng, chống Covid-19 và các phương án xử lý khi có các trường hợp mắc Covid-19 theo Quyết định số 2787/QĐ-BYT ngày 05/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế; không sử dụng người lao động đang thuộc diện cách ly y tế; (2) Người lao động được phép đi làm khi có kết quả xét nghiệm âm tính với vi rút Sars-CoVi-2 (Test nhanh/RT-PCR) phù hợp với yêu cầu của chính quyền địa phương; (3) Chủ cơ sở giết mổ lập danh sách thông tin người lao động và cập nhật định kỳ 3 ngày/lần, cập nhật kết quả xét nghiệm trước 15 giờ hàng ngày (nếu có), lưu tại cơ sở và báo cáo cơ quan có thẩm quyền theo quy định hoặc khi có yêu cầu; phối hợp với các cơ sở y tế đủ năng lực để chuẩn bị sẵn sàng số lượng xét nghiệm nhanh dự phòng đảm bảo đủ xét nghiệm 2 lần hoặc định kỳ theo hướng dẫn của y tế cho toàn bộ số lượng người lao động có mặt tại cơ sở giết mổ.
Đối với cơ sở giết mổ động vật tập trung, cơ sở giết mổ nhỏ lẻ phải bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 69 của Luật Thú y. Cụ thể:
- Cơ sở giết mổ động vật tập trung: Địa điểm phải theo quy hoạch của chính quyền địa phương; Thiết kế các khu vực riêng biệt để ngăn ngừa ô nhiễm chéo; Trang thiết bị, dụng cụ, nước cho việc giết mổ động vật phải bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y; Có hệ thống xử lý nước thải, chất thải bảo đảm an toàn dịch bệnh và theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; Người trực tiếp tham gia giết mổ động vật phải tuân thủ quy định về sức khỏe và thực hiện các quy trình vệ sinh trong quá trình giết mổ.
- Cơ sở giết mổ động vật nhỏ lẻ: Địa điểm phải tách biệt với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm;Trang thiết bị, dụng cụ phù hợp để giết mổ, không gây độc hại, ô nhiễm cho sản phẩm động vật; Có đủ nước bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y phục vụ cho việc giết mổ động vật; Có biện pháp thu gom, xử lý nước thải, chất thải bảo đảm an toàn dịch bệnh và theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; Người trực tiếp tham gia giết mổ động vật phải tuân thủ quy định về sức khỏe và thực hiện các quy trình vệ sinh trong quá trình giết mổ.
- Chủ cơ sở giết mổ phải có phương án, kế hoạch đảm bảo an toàn tuyệt đối và thực hiện đầy đủ các biện pháp chống dịch bệnh Covid-19 cho toàn bộ nhân sự tham gia hoạt động giết mổ tại cơ sở.

- Thực hiện kiểm tra gia súc, gia cầm trước khi giết mổ: Động vật đưa vào giết mổ phải có nguồn gốc rõ ràng; khỏe mạnh, đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y; đối với động vật bị tổn thương, kiệt sức do quá trình vận chuyển, không có khả năng phục hồi nhưng không có triệu chứng lâm sàng của bệnh truyền nhiễm được phép giết mổ trước theo quy định (tại Điều 4 Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT). Kiểm tra hồ sơ, sổ sách ghi chép, nguồn gốc động vật đưa vào giết mổ của cơ sở giết mổ, Giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển theo quy định; kiểm tra thực hiện các quy định vệ sinh đối với người tham gia giết mổ, trang phục bảo hộ lao động trong lúc làm việc; kiểm tra lâm sàng động vật; kiểm tra thực hiện vệ sinh tại, khử trùng tiêu độc nhà xưởng, trang thiết bị dụng cụ ở cơ sở giết mổ trước và sau khi giết mổ định kỳ theo hướng dẫn của cơ quan thú y theo quy định tại Điều 5, Điều 7 và tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016
- Kiểm tra sau giết mổ: Kiểm tra, đóng dấu kiểm soát giết mổ, dán tem vệ sinh thú y hoặc đánh dấu kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y đối với thân thịt, phủ tạng, phụ phẩm ăn được bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y; cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển sản phẩm động vật theo quy định tại khoản 5 Điều 6 của Thông tư 09.

- Trong trường hợp phát hiện thân thịt, phủ tạng, phụ phẩm ăn được có dấu hiệu bất thường, thực hiện xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều 6 của Thông tư 09. - Chủ cơ sở giết mổ động vật và/hoặc công nhân giết mổ không may nhiễm Covid-19 phải tuân thủ theo hướng dẫn của ngành y tế về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại cơ sở sản xuất.
- Xử lý cơ sở giết mổ hoặc công nhân nhiễm Covid-19: Chủ cơ sở giết mổ động vật và/hoặc công nhân giết mổ không may nhiễm Covid-19 phải tuân thủ theo hướng dẫn của ngành y tế về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại cơ sở sản xuất. Cơ sở giết mổ phải lập kế hoạch sản xuất, giết mổ, kinh doanh phù hợp, hạn chế tối đa việc tồn gia súc, gia cầm qua ngày. Trong trường hợp cơ sở giết mổ bị phong tỏa, phải tiến hành tiêu độc, khử trùng ngay toàn bộ cơ sở; đồng thời lập tức vận chuyển động vật đến cơ sở giết mổ gần nhất và cho phép giết mổ ngay theo đúng hướng dẫn, yêu cầu của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 và cơ quan y tế địa phương;
Trạm Chăn nuôi và Thú y 07 huyện, thành phố phối hợp UBND các xã, phường, thị trấn tổ chức thực hiện.
Người Viết: BSTY Nguyễn Điều