Phòng, chống bệnh truyền nhiễm nguy hiểm xảy ra trên đàn gia súc có sừng trong mùa mưa

Hiện nay, tỉnh Ninh Thuận đang vào mùa mưa, độ ẩm môi trường cao, tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển vi sinh vật gây bệnh, tác động xấu đến sức khỏe đàn vật nuôi.

Vì vậy, nắm được kiến thức về chăm sóc, nuôi dưỡng gia súc trong mùa mưa, một số đặc điểm của bệnh và biện pháp phòng chống  là rất cần thiết giúp người chăn nuôi phát hiện sớm dịch bệnh và có biện pháp phòng trị kịp thời.

Một số dấu hiệu của bệnh, và các biện phòng chống dịch bệnh người chăn nuôi cần biết:

1. Những dấu hiệu để nhận biết của 02 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên gia súc có sừng :
1.1. Bệnh lỡ mồm long móng:
Động vật mắc bệnh có triệu chứng sốt cao trên 400C, kém ăn hoặc bỏ ăn, chảy nhiều nước bọt, chân đau, mụn nước xuất hiện ở lợi, lưỡi, vành mũi, vành móng, kẽ móng và đầu vú. Khi mụn nước vỡ ra làm lở loét mồm và dễ làm long móng.

Một số hình ảnh có dấu hiệu điển hình của bệnh LMLM

1.2. Bệnh Tụ huyết trùng:

Gia súc mắc bệnh có 03 thể ( Quá cấp tính, cấp tính và mạn tính), bệnh thường gặp ở thể cấp tính với triệu chứng điển hình : Động vật mắc bệnh sốt cao trên 410C, bỏ ăn, lờ đờ, nước mũi nước mắt chảy nhiều. Niêm mạc mắt, mũi, miệng đỏ sẫm rồi tái tím. Vùng hầu sưng to làm lưỡi thè ra ngoài. Hạch bên cổ sưng to, thở khó và nặng nề, đi lại khó khăn. Lúc đầu táo bón, sau lại ỉa lỏng, phân có lẫn máu và niêm mạc ruột, bụng chướng to. Con vật nằm liệt, đái ra máu, lịm yếu dần rồi chết trong 1 - 2 ngày. Tỷ lệ chết cao nếu không chữa bệnh kịp thời. Trâu mắc bệnh mạnh hơn bò. Trâu bò non từ  6 tháng đến 2-3 năm tuổi thì cảm thụ mạnh hơn trâu bò già. Trâu chết nhanh hơn bò. Trâu tỷ lệ chết khoảng 90-95 %, bò khoảng 5-10 %. 

Một số hình ảnh có dấu hiệu điển hình của bệnh Tụ huyết trùng

Bò bệnh không đi lại được, chảy nước mắt, nước mũi

2. Các biện pháp phòng bệnh:  

2.1. Khi chưa có dịch xảy ra: Cần thực hiện đồng bộ các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi.  

2.1.1. Gia cố chuồng trại; vệ sinh, khử trùng, tiêu độc:

Đảm bảo chuồng trại luôn cao ráo, thoáng mát ; kiên cố, có khả năng chống dột, chống ngập lụt và được che chắn cẩn thận để tránh mưa tạt, gió lùa; diện tích chuồng nuôi phải phù hợp với số lượng, đặc tính, lứa tuổi từng loại gia súc.

Thường xuyên thu gom phân, chất thải rắn để xử lý hợp vệ sinh, phun thuốc tiêu độc khử trùng định kỳ như : Benkocid, Bioxide, BKA  để tiêu diệt mầm bệnh trong chuồng nuôi và khu vực xung quanh chuồng nuôi. 

Gia cố chuồng trại Vệ sinh, khử trùng, tiêu độc

2.1.2 Dự trữ thức ăn, tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng để nâng cao sức đề kháng của đàn vật nuôi nhằm hạn chế phát sinh dịch bệnh:

Chủ động dự trữ nguồn thức ăn cho đàn vật nuôi, cụ thể: dự trữ thức ăn xanh, cỏ khô, thân cây ngô, thân cây lạc, đậu tương,.... nên tiến hành thu gom rơm chất thành đống, che kín để tránh mưa ướt hoặc ủ rơm với u rê và rỉ mật để nâng cao giá trị dinh dưỡng và tăng tỷ lệ tiêu hóa. Bổ sung các loại vitamin, khoáng chất vào thức ăn hoặc pha vào nước sạch để uống khi thời tiết bất lợi, tuyệt đối không cho ăn thức ăn bị ôi thiu, mốc, kém chất lượng. 

Đảm bảo luôn có đủ nước uống sạch cho vật nuôi khi có ngập lụt xảy ra. Đối với các vùng chưa có nước máy, cần làm trong sạch và khử trùng nước bị ô nhiễm trước khi cho gia súc uống.

Rớm đóng bánh dự trữ Rơm tươi xữ lý U rê

2.1.3. Chủ động tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch các loại vắc xin phòng bệnh cho đàn vật nuôi.
Đối với trâu, bò, dê, cừu: tiêm phòng vắc xin Tụ huyết trùng và Lở mồm long móng theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương. Ngoài ra định kỳ tẩy xổ giun sán bằng các loài thuốc sau : Clomectin , Dovenix,…liều sử dụng theo hướng dẫn nhà sản xuất, cụ thể :
Gia súc nhỏ dưới 01 năm tuổi : khoảng 3 - 4  tháng tẩy xổ 1 lần.
Gia súc lớn trên 01 năm tuổi : khoảng  5- 6 tháng tẩy xổ 1 lần.

Tiêm phòng vaccine cho trâu bò 

2.1.4. Thường xuyên theo dõi, giám sát đàn vật nuôi :
Người chăn nuôi cần thường xuyên theo dõi, giám sát đàn vật nuôi để phát hiện sớm những dấu hiệu điển hình của bệnh đồng thời cách ly ngay gia súc nghi mắc bệnh, kịp thời khai báo cho cán bộ thú y xã , chính quyền địa phương hoặc trạm Chăn nuôi và Thú y huyện để được kiểm tra, tư vấn và xử lý không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng. Chấp hành các quy định về phòng, chống dịch bệnh của chính quyền địa phương và quy định của pháp luật về thú y. Đặc biệt, hộ chăn nuôi gia súc phải thực hiện tốt “5 không”: Không giấu dịch; Không bán chạy gia súc bị bệnh; Không vận chuyển gia súc và sản phẩm gia súc bị bệnh; Không ăn thịt gia súc ốm, chết hoặc không rõ nguồn gốc; Không vứt xác gia súc ốm, chết ra ngoài môi trường xung quanh.
3. Các biện pháp chống dịch :
3.1. Khi có dịch xảy ra.
3.1.1. Đối với gia súc mắc bệnh
- Khai báo ngay cho cơ quan thú y địa phương để được hướng dẫn cách xử lý theo quy định.
- Cách ly và điều trị ngay gia súc mắc bệnh theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương.
- Không vận chuyển, giết mổ gia súc khi đang có dịch.
- Chôn sâu gia súc chết, rắc vôi sát trùng và lắp đất kỹ hoặc đốt để tiêu hủy. Không vứt xác gia súc bừa bãi ra môi trường.
3.1.2.  Đối với toàn đàn gia súc
- Tiến hành tiêu độc, sát trùng toàn bộ chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, bãi chăn thả, phương tiên vận chuyển bằng các thuốc sát trùng như: Benkocid, Bioxide, BKA,…
- Khi có ổ dịch xảy ra, nếu gia súc chưa tiêm phòng, tổ chức tiêm phòng ngay cho gia súc khỏe mạnh tại các thôn, nơi xảy ra dịch; đồng thời tổ chức tiêm phòng bao vây ổ dịch đối với gia súc mẫn cảm tại các thôn, chưa có dịch trong cùng xã và các xã tiếp giáp xung quanh xã có dịch.
- Tăng cường sức đề kháng cho toàn đàn gia súc bằng cách trộn vào thức ăn hoặc nước uống sạch các chế phẩm:  Vitamin C, Aminovit, B complex ADE, Vimekat plus.
Trên đây là một số biện pháp cần chủ động phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn gia súc có sừng vào mùa mưa, là công việc quan trọng cần được người chăn nuôi đặc biệt quan tâm và thực hiện tốt, có như vậy mới giảm được thiệt hại lớn về kinh tế trong mùa mưa bão ./. 

(Bài viết có sử dụng một số hình ảnh tham khảo trên Internet.)

Bs Thú y:  Bá Niên Hưởng

 

Số lượt đọc: 2953 - Ngày cập nhật: 25/11/2016
 Về trang trước    Bản in    Về đầu trang
Bài đã đăng:
Hoạt động Ngành
Văn bản Ngành
Thủ tục hành chính
Phòng chống tham nhũng
Dịch vụ Thú y - Thuỷ sản
Đảng - Đoàn thể
Công Khai Tài Chính
Tuyển Dụng Viên Chức
Kiểm dịch Thuỷ Sản
Kiểm dịch Trên Cạn
Quản lý chăn nuôi
Liên kết
HyperLink
HyperLink

TRẠM CHĂN NUÔI VÀ THÚ Y NINH PHƯỚC

KP5 TT.PHƯỚC DÂN,H.NIH PHƯỚC, NINH THUẬN.
0259.3864824
ccty_ttynp@ninhthuan.gov.vn


TRẠM CHĂN NUÔI VÀ THÚ Y NINH HẢI

THÔN kHÁNH HỘI, XàTRI HẢI, H.NINH HẢI, NINH THUẬN.
0259.3876508
nvdung.ccty@ninhthuan.gov.vn


TRẠM CHĂN NUÔI VÀ THÚ Y BÁC ÁI

THÔN TÀ LÚ, XÃ PHƯỚC ĐẠI, H.BÁC ÁI, NINH THUẬN.
0259.3840128
ccty_ttyba@ninhthuan.gov.vn


TRẠM CHĂN NUÔI VÀ THÚ Y THUẬN BẮC

THÔN ẤT ĐẠT, XÃ LỢI HẢI, H.THUẬN BẮC, NINH THUẬN.
0259.3625354
ccty_ttytb@ninhthuan.gov.vn


TRẠM CHĂN NUÔI VÀ THÚ Y PRTC



TRẠM CHĂN NUÔI VÀ THÚ Y NINH SƠN



TRẠM KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT THUẬN BẮC



TỔ KIỂM DỊCH THỦY SẢN CÀ NÁ

THÔN LẠC SƠN 1, XÃ CÀ NÁ, H.THUẬN NAM, NINH THUẬN.
0259.3760015
ccty_tkdtscn@ninhthuan.gov.vn


TỔ KIỂM DỊCH THỦY SẢN TRI HẢI



TRẠM KIỂM DỊCH THỦY SẢN AN HẢI

THÔN HOÀ THẠNH, XÃ AN HẢI, H.NINH PHƯỚC, NINH THUẬN
0259.3633008
tkthao.ccty@ninhthuan.gov.vn


TRẠM CHĂN NUÔI VÀ THÚ Y THUẬN NAM

KP5 TT.PHƯỚC DÂN,H.NIH PHƯỚC, NINH THUẬN.
0259.3763449
ccty_ttytn@ninhthuan.gov.vn


TRẠM KIỂM DỊCH THỦY SẢN AN HẢI

THÔN HOÀ THẠNH, XÃ AN HẢI, H.NINH PHƯỚC, NINH THUẬN
0259.3633008
tkthao.ccty@ninhthuan.gov.vn


TRẠM CHĂN NUÔI VÀ THÚ Y NINH HẢI



TRẠM CHẨN ĐOÁN XN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG VẬT

THÔN HOÀ THẠNH, XÃ AN HẢI, H.NINH PHƯỚC, NINH THUẬN
0259. 3835626
ntylinh.ccty@ninhthuan.gov.vn

2596852
39
TRANG CHỦ       GIỚI THIỆU       LIÊN HỆ

CHI CỤC CHĂN NUÔI VÀ THÚ Y TỈNH NINH THUẬN

ĐỊA CHỈ: ĐƯỜNG 16/4, TP.PHAN RANG-THÁP CHÀM, NINH THUẬN - ĐIỆN THOẠI: 0259.3888169

Hoạt động theo Quyết định số 90/QĐ-CCCNTY về việc ban hành Quy chế làm việc của ban biên tập website.

 

Designed by  Ninh Thuan Software