MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGĂN NGỪA BỆNH CÚM GIA CẦM A/ H5N8 CÓ NGUY CƠ XÂM NHIỄM VÀO ĐỊA BÀN TỈNH

 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGĂN NGỪA BỆNH CÚM GIA CẦM A/ H5N8 CÓ NGUY CƠ XÂM NHIỄM VÀO ĐỊA BÀN TỈNH

         Theo thông tin của Tổ chức Thú y thế giới (OIE) và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc (FAO) tính đến tháng 6/2021, tổng cộng đã có 64 quốc gia, vùng lãnh thổ báo cáo phát hiện chủng virus cúm gia cầm (CGC) thể độc lực cao A/H5N8 .Từ đầu năm 2021 đến nay, trên thế giới có tổng cộng 2.757 ổ dịch do chủng virus này gây ra, chiếm gần 70% trong tổng số các ổ dịch CGC do các chủng virus khác nhau gây ra tại hàng chục quốc gia (trong đó có các quốc gia chung biên giới, gần Việt Nam).

Tại Việt Nam, từ tháng 6/2021 đến nay, đã xuất hiện ổ dịch CGC A/H5N8 tại 03 tỉnh: Hòa Bình, Cao Bằng và Quảng Ninh. Tuy nhiên Ts. Satoko Otsu, Điều phối viên nhóm Các Bệnh Truyền nhiễm và Tình trạng Y tế Khẩn cấp của WHO cho biết: “Mặc dù nguy cơ lây nhiễm sang người đối với vi rút cúm gia cầm A (H5N8) ở Việt Nam là rất thấp, nhưng chúng ta vẫn phải cảnh giác và tiếp tục thực hiện các biện pháp bảo vệ cá nhân để phòng chống bệnh cúm gia cầm”.

Tỉnh Ninh Thuận đến nay chưa ghi nhận có ổ dịch CGC A/H5N8 trên địa bàn. Kết quả giám sát chủ động vi rút CGC năm 2020 cho thấy trên đàn vịt nuôi và môi trường có sự lưu hành của Vi rút cúm A/H5N6 nhưng không biểu hiện triệu chứng. Ngày 17/5/2021 tại thôn Lập Lá, xã Lương Sơn, huyện Ninh Sơn xuất hiện ổ dịch CGC A/H5N6 trên đàn vịt nuôi 1.300 con, cơ quan thú y phối hợp với địa phương tiến hành xử lý ổ dịch, đến nay không ghi nhận có sự lây lan, phát sinh thêm ổ dịch mới. Tổng đàn gia cầm toàn tỉnh hiện có 2.126.200 con trong đó có 1.356.600 con gà, 772.400 con vịt , 34.500 con ngan và 2.700 con ngỗng (Nguồn từ Cục thống kê); tuy nhiên chỉ có 11 trang trại chăn nuôi Gà, còn lại là các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ nông hộ phân bố rải rác tại các huyện, thành phố; vịt chủ yếu nuôi theo phương thức chạy đồng, di chuyển từ địa phương này sang địa phương khác; hoạt động giao thương mua bán gia cầm sống với các tỉnh lân cận thường xuyên diễn ra; kết hợp với thời tiết khí hậu thay đổi; làm ảnh hưởng đến sức khỏe đàn gia cầm, nguy cơ dễ bùng phát dịch CGC có độc lực cao. 

           Để chủ động ngăn chặn vi rút CGC A/H5N8 và các chủng vi rút CGC thể độc lực cao khác, hạn chế thấp nhất việc lây nhiễm và gây tử vong cho người, giảm thiểu thiệt hại cho ngành chăn nuôi. Cần thực hiện triệt để các giải pháp sau:

* Đối với người chăn nuôi gia cầm:

- Kê khai hoạt động chăn nuôi với địa phương

            - Áp dụng triệt để các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi, kiểm soát chặt chẽ đầu vào: Con giống, thức ăn, trang thiết bị, dụng cụ, chuồng trại, … để giảm thiểu nguy cơ vi rút xâm nhập. Tuân thủ nghiêm quy trình tiêm phòng các loại vắc cin cho đàn gia cầm; sử dụng các loại vắc cin CGC đang được phép lưu hành tại Việt Nam và có hiệu quả bảo hộ đối với chủng virus CGC A/H5N6 (theo OIE chủng virus CGC A/H5N8 cùng phân nhánh 2.3.4.4 với virus CGC A/H5N6). Cung cấp đầy đủ thức ăn, với hàm lượng dinh ưỡng phù hợp tốt cho sức khỏe gia cầm.

           - Nếu có gia cầm chết bất thường phải báo cáo ngay cho địa phương (Trưởng thôn/Khu phố) hoặc cơ quan thú y tại địa phương để kịp thời xử lý.

- Không cho phép hoặc hạn chế tối đa khách vào khu vực chăn nuôi .

* Đối với người buôn bán, giết mổ gia cầm

           - Chỉ được buôn bán gia cầm sống khỏe mạnh tại chợ, chợ đầu mối; gia cầm sống, sản phẩm gia cầm phải được giết mổ tại những cơ sở giết mổ đủ điều kiện vệ sinh thú y, an toàn vệ sinh thực phẩm, có sự giám sát kiểm tra của cán bộ thú y;

- Gia cầm để mua bán, giết mổ phải có nguồn gốc rõ ràng. Có giấy chứng nhận kiểm dịch xuất tỉnh tại nơi xuất phát (gia cầm ngoài tỉnh), gia cầm khỏe mạnh, có giấy chứng nhận tiêm phòng các loại vắc cin bắt buộc do cơ quan thú y cấp, …

- Người tham gia giết mổ, buôn bán gia cầm sống và sản phẩm gia cầm luôn rửa tay bằng nước sạch và xà phòng sau khi tiếp xúc với gia cầm; sử dụng giầy dép ủng, quần áo bảo hộ riêng của mỗi trại gia cầm khi cần vào khu vực chăn nuôi.

- Luôn vệ sinh sạch sẽ giày dép khi rời khỏi chợ có bán gia cầm, cơ sở giết mổ.

Tổ chức xây dựng, triển khai giám sát chủ động, lấy mẫu của gia cầm có dấu hiệu mắc bệnh, nghi mắc bệnh CGC tại các địa bàn có nguy cơ cao như; các cơ sở buôn bán, tập kết gia cầm, cơ sở giết mổ, cơ sở tiêu hủy gia cầm...

* Đối với Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y, Bác sỹ thú y:

- Tổ chức xây dựng, triển khai giám sát chủ động, lấy mẫu của gia cầm có dấu hiệu mắc bệnh, nghi mắc bệnh CGC tại các địa bàn có nguy cơ cao (địa phương giáp biên giới, các điểm, cơ sở buôn bán, tập kết gia cầm, cơ sở giết mổ, cơ sở tiêu hủy gia cầm...) để có biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia cầm kịp thời;

- Bác sỹ thú y khi thăm khám sức khỏe đàn gia cầm luôn sử dụng trang thiết bị, phương tiện phòng hộ cá nhân như găng tay, khẩu trang, thuốc sát trùng, … khi tiếp xúc với gia cầm nhiễm hay nghi nhiễm bệnh để giảm thiểu nguy cơ lây bệnh.

* Đối với người sử dụng gia cầm, sản phẩm gia cầm

- Mua gia cầm, sản phẩm gia cầm tại những cơ sở buôn bán đủ điều kiện vệ sinh thú y; gia cầm sống còn khỏe mạnh, trên thân thịt  gia cầm có dấu kiểm soát giết mổ do cơ quan thú y đóng dấu. Rửa tay thường xuyên sau khi tiếp xúc với gia cầm sống hoặc thịt gia cầm; rửa tay sạch sẽ trước khi chế biến hay trong quá trình nấu ăn.

- Bề mặt dụng cụ như thớt, dao, kéo… sau khi đựng, sơ chế, chế biến gia cầm phải được rửa sạch bằng xà phòng;

- Thịt gia cầm, trứng phải nấu chín kỹ, không ăn tiết canh vịt ;

 

- Báo cáo kịp thời cho thú y địa phương khi phát hiện gia cầm ốm, chết bất thường;  đến cơ sở y tế gần nhất nếu sau khi tiếp xúc với gia cầm nghi bệnh xuất hiện các triệu chứng đường hô hấp./.

 

 (Tổng hợp từ nguồn FAO, Cục thú y)

 

Số lượt đọc: 594 - Ngày cập nhật: 02/08/2021
 Về trang trước    Bản in    Về đầu trang
Bài đã đăng:
12345678910...
Hoạt động Ngành
Văn bản Ngành
Thủ tục hành chính
Phòng chống tham nhũng
Dịch vụ Thú y - Thuỷ sản
Đảng - Đoàn thể
Công Khai Tài Chính
Tuyển Dụng Viên Chức
Kiểm dịch Thuỷ Sản
Kiểm dịch Trên Cạn
Quản lý chăn nuôi
Liên kết
HyperLink
HyperLink

TRẠM CHĂN NUÔI VÀ THÚ Y NINH PHƯỚC

KP5 TT.PHƯỚC DÂN,H.NIH PHƯỚC, NINH THUẬN.
0259.3864824
ccty_ttynp@ninhthuan.gov.vn


TRẠM CHĂN NUÔI VÀ THÚ Y NINH HẢI

THÔN kHÁNH HỘI, XàTRI HẢI, H.NINH HẢI, NINH THUẬN.
0259.3876508
nvdung.ccty@ninhthuan.gov.vn


TRẠM CHĂN NUÔI VÀ THÚ Y BÁC ÁI

THÔN TÀ LÚ, XÃ PHƯỚC ĐẠI, H.BÁC ÁI, NINH THUẬN.
0259.3840128
ccty_ttyba@ninhthuan.gov.vn


TRẠM CHĂN NUÔI VÀ THÚ Y THUẬN BẮC

THÔN ẤT ĐẠT, XÃ LỢI HẢI, H.THUẬN BẮC, NINH THUẬN.
0259.3625354
ccty_ttytb@ninhthuan.gov.vn


TRẠM CHĂN NUÔI VÀ THÚ Y PRTC



TRẠM CHĂN NUÔI VÀ THÚ Y NINH SƠN



TRẠM KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT THUẬN BẮC



TỔ KIỂM DỊCH THỦY SẢN CÀ NÁ

THÔN LẠC SƠN 1, XÃ CÀ NÁ, H.THUẬN NAM, NINH THUẬN.
0259.3760015
ccty_tkdtscn@ninhthuan.gov.vn


TỔ KIỂM DỊCH THỦY SẢN TRI HẢI



TRẠM KIỂM DỊCH THỦY SẢN AN HẢI

THÔN HOÀ THẠNH, XÃ AN HẢI, H.NINH PHƯỚC, NINH THUẬN
0259.3633008
tkthao.ccty@ninhthuan.gov.vn


TRẠM CHĂN NUÔI VÀ THÚ Y THUẬN NAM

KP5 TT.PHƯỚC DÂN,H.NIH PHƯỚC, NINH THUẬN.
0259.3763449
ccty_ttytn@ninhthuan.gov.vn


TRẠM KIỂM DỊCH THỦY SẢN AN HẢI

THÔN HOÀ THẠNH, XÃ AN HẢI, H.NINH PHƯỚC, NINH THUẬN
0259.3633008
tkthao.ccty@ninhthuan.gov.vn


TRẠM CHĂN NUÔI VÀ THÚ Y NINH HẢI



TRẠM CHẨN ĐOÁN XN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG VẬT

THÔN HOÀ THẠNH, XÃ AN HẢI, H.NINH PHƯỚC, NINH THUẬN
0259. 3835626
ntylinh.ccty@ninhthuan.gov.vn

2596852
10
TRANG CHỦ       GIỚI THIỆU       LIÊN HỆ

CHI CỤC CHĂN NUÔI VÀ THÚ Y TỈNH NINH THUẬN

ĐỊA CHỈ: ĐƯỜNG 16/4, TP.PHAN RANG-THÁP CHÀM, NINH THUẬN - ĐIỆN THOẠI: 0259.3888169

Hoạt động theo Quyết định số 90/QĐ-CCCNTY về việc ban hành Quy chế làm việc của ban biên tập website.

 

Designed by  Ninh Thuan Software