TỌA ĐÀM “NÔNG NGHIỆP NINH THUẬN- HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN” CHỦ ĐỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ, NÂNG CÁO CHẤT LƯỢNG XÉT NGHIỆM TÔM GIỐNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Chương trình Tọa đàm “Nông nghiệp Ninh Thuận- Hội nhập và Phát triển trao đổi xung quanh vấn đề về liên quan đến nông nghiệp, trong đó giới thiệu những cách làm hay, các kinh nghiệm sản xuất của những nông dân sản xuất giỏi cũng như sự hướng dẫn khoa học kỹ thuật của các kỹ sư nông nghiệp nhằm giúp bà con nông dân nắm được những kiến thức, thông tin mới về khoa học, kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất và nuôi trồng hiệu quả. 

Ninh Thuận có 498 cơ sở sản xuất kinh doanh tôm giống, hơn 1.200 trại tôm, cung cấp 40% nhu cầu con giống cho cả nước, với năng lực sản xuất hàng năm trên 32 tỷ con. Để đảm bảo chất lượng con giống, các cơ sở sản xuất đã tuân thủ các quy định của ngành thủy sản bằng việc hoàn thiện cơ sở sản xuất khép kín từ khâu nhập tôm giống bố mẹ đến việc giám sát quá trình sinh sản con giống.  

Hiện nay, các cơ sở, doanh nghiệp trong tỉnh đóng vai trò quyết định đến thương hiệu tôm giống Ninh Thuận, nhằm hướng tới một nền sản xuất giống thủy sản chất lượng cao, phát triển bền vững theo hướng công nghiệp, an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ sức khỏe con người. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng con giống cung cấp ra thị trường, các ngành chức năng cũng thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, xét nghiệm chất lượng giống thủy sản một cách nghiêm ngặt ngay tại cơ sở nhằm phát hiện sớm mầm bệnh để có biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định, qua đó, góp phần nâng cao chất lượng tôm giống khi xuất bán ra ngoài tỉnh, bảo vệ thương hiệu tôm giống Ninh Thuận, nhằm hướng tới một nền sản xuất giống thủy sản chất lượng cao, phát triển bền vững theo hướng công nghiệp, an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ sức khỏe con người.

Chương trình tọa đàm có cuộc trao đổi với ông Huỳnh Minh Khánh, Phó chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh với chủ đề: "Công tác quản lý, nâng cao chất lượng xét nghiệm tôm giống trên địa bàn tỉnh".

Hỏi: Hôm nay, chúng ta sẽ trao đổi vấn đề mà bà con nuôi trồng thủy sản quan tâm, đó là “Công tác quản lý, nâng cao chất lượng xét nghiệm tôm giống trên địa bàn tỉnh”. Trước hết ông có thể đánh giá chung về nuôi trồng thủy sản, nhất là chất lượng, sản lượng tôm giống ở tỉnh ta trong những năm gần đây?

Đáp: Ninh Thuận chúng ta được tự nhiên ưu đãi để phát triển sản xuất nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là sản xuất giống thủy sản thuận lợi hơn bất cứ tỉnh thành nào trong cả nước. Về chất lượng nước biển, chúng ta nằm ở duyên hải Nam Trung Bộ với chiều dài bờ biển 105 km, ít sông ngòi, lượng mưa hàng năm thấp nên nước biển có độ mặn cao, ít phù sa nên có chất lượng nước biển tốt và ổn định; Về khí hậu, thời tiết: với địa hình lòng chảo đặc thù với ba mặt là núi, phía đông giáp biển đã tạo nên một tiểu vùng thời tiết, khí tượng, thủy văn đặc trưng về nắng nóng quanh năm, ổn định về nhiệt độ - rất thích hợp trong sinh sản giống thủy sản; Ngoài ra môi trường nước biển trong sạch ít chịu ảnh hưởng của sản xuất công nghiệp và sinh hoạt dân cư. Vịnh Phan Rang được xác định là một trong những bãi đẻ tự nhiên rất tốt cho các đối tượng thủy sản. Đây là những điều kiện tự nhiên cơ bản hết sức thuận lợi để phát triển nuôi trồng và sản xuất giống thủy sản, những yếu tố thuận lợi kể trên giúp chúng ta có lợi thế cạnh tranh hơn những nơi khác.

Tuy nhiên với diện tích ¾ là đối núi, dãi đồng bằng ven biển nhỏ hẹp và cùng phát triển nhiều ngành nghề nên diện tích ao đìa nuôi mặn lợ của tỉnh hiện chỉ có 1450 ha, với các đối tượng nuôi như tôm thẻ chân trắng, tôm sú, ốc hương, cá mú, cua ghẹ…, trong đó tôm thẻ chân trắng và tôm sú là 2 đối tượng nuôi chủ lực.

Nghề sản xuất giống thủy sản phát triển hơn, chủ lực là con tôm giống với 498 cơ sở, đối tượng sản xuất là tôm thẻ chân trắng và tôm sú, với năng lực hàng năm cung cấp 30-35 tỷ con tôm giống cho toàn quốc, chủ yếu 80% là các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Ninh Thuận được đánh là trung tâm sản xuất các đối tượng này, tôm giống Ninh Thuận từ lâu đã có thương hiệu, có uy tín trên thị trường.

Ngoài những thuận lợi được tự nhiên ưu đãi, những mặt đạt được trong sản xuất thủy sản trong những năm qua, ngành sản xuất thủy sản của chúng ta đang gặp phải những khó khăn thách thức về vấn đề ô nhiễm nguồn nước, dịch bệnh, một số ít bộ phận người sản xuất chưa quan tâm đến công tác xét nghiệm dịch bệnh, làm ảnh hưởng chung đến ngành nghề sản xuất tôm giống của tỉnh)

Hỏi: Với tình trạng chất lượng tôm giống thấp, ảnh hưởng đến kinh tế của người nuôi, ngoài yếu tố chưa quan tâm công tác xét nghiệm chất lượng còn những nguyên nhân nào?

Đáp: Xét nghiệm bệnh tôm nhằm kiểm soát các tác nhân gây bệnh trên tôm, đặc biệt từ khâu con giống, hoặc định kỳ kiểm soát mầm bệnh trong ao nuôi để kịp thời đưa ra các giải pháp quản lý, phòng trị bệnh, có biện pháp phòng chống dịnh bệnh kịp thời. Ngoài yếu tố dịch bệnh từ con giống, còn nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế nghề nuôi như rủi ro dịch bệnh từ các yếu tố đầu vào bao gồm từ nguồn nước, bờ ao, nguồn thức ăn, từ công cụ. dụng cụ, nhân công…, rủi ro kinh tế từ việc quản lý chi phí đầu vào quá cao, từ các yếu tố đầu ra như thị trường, giá cả, sản lượng; từ các yếu tố nội tại trong quá trình nuôi như chăm sóc sức khỏe đàn vật nuôi, quản lý các yếu tố môi trường ao nuôi…

Hỏi: Giống tốt là một trong những yếu tố quyết định hiệu quả nuôi tôm, vậy ông cho biết thêm tầm quan trọng của công tác xét nghiệm tôm giống trên địa bàn tỉnh ta?

Đáp: Con giống tốt đóng vai trò quan trọng, mang tính quyết định hiệu quả nuôi tôm. Bà con nuôi tôm có câu nói “Nhất giống, nhì môi, tam mồi, tứ kỹ” tức là yếu tố thành công kể đến đầu tiên là chất lượng con giống, thứ nhì là môi trường nuôi, thứ ba mới đến loại thức ăn, cách cho ăn và cuối cùng là kỹ thuật nuôi, chăm sóc ao nuôi. Nhưng như thế nào là con tôm giống có chất lượng? Tôm giống có chất lượng ngoài việc phải đảm bảo một số chỉ tiêu về kích thước, độ đồng đều, màu sắc, mức độ hoạt động, phản xạ… còn phải sạch bệnh, trên cơ thể không mang một số mầm bệnh nguy hiểm. 

Công tác xét nghiệm con giống nhằm phát hiện sớm và loại bỏ những đàn giống mang mầm bệnh nguy hiểm theo quy định, từ đó chỉ đưa vào lưu thông trên thị trường những lô tôm giống có chất lượng, góp phần vào hiệu quả nghề nuôi.

Một số bệnh nguy hiểm trên tôm giống cần phải kiểm soát, phát hiện sớm như bệnh thân đỏ đốm trắng WSSV, bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và biểu mô IHHNV, bệnh hoại tử gan tụy cấp tính AHPND, bệnh đầu vàng YHV, bệnh Taura TSV, bệnh đục cơ IMNV, bệnh do vi bào tử trùng EHP… các bệnh này hiện nay đều có thể phát hiện sớm bằng kỹ thuật sinh học phân tử với phản ứng khuếch đại gen PCR.

Hỏi: Ông đánh giá thế nào về ý thức của người nuôi tôm đối với vấn đề xét nghiệm chất lượng tôm giống khi thả nuôi?

Đáp: Việc xét nghiệm tôm giống trong quá trình sản xuất là hết sức quan trọng để kiểm soát sự lưu hành mầm bệnh trong cơ sở, nhằm cách ly, loại bỏ sớm những hồ ương ấu trùng không may bị nhiễm bệnh, kiểm soát sự lây lan dịch bệnh, đây là yếu tố gần như quyết định đến thành công của một đợt sản xuất tôm giống. Vì thế, đa phần người sản xuất tôm giống đều rất quan tâm đến xét nghiệm tôm giống, một số cơ sở sản xuất tôm giống có khả năng kinh tế họ đầu tư phòng xét nghiệm để kiểm soát mầm bệnh trong suốt quá trình nuôi, từ các giai đoạn ấu trùng, số này chiếm khoảng 10% trong tổng số cơ sở sản xuất tôm giống Ninh Thuận; những cơ sở khác ít có điều kiện hơn thì họ lựa chọn gởi mẫu đến các phòng xét nghiệm của nhà nước, hoặc của tư nhân để kiểm soát mầm bệnh, từ đó có các biện pháp quản lý, phòng chống dịch bệnh kịp thời; công đoạn cuối là sự kiểm soát của quản lý nhà nước thông qua việc lấy mẫu để kiểm soát các bệnh nguy hiểm. Chính vì vậy, từ lâu đã hình thành ý thức, thói quen phải xét nghiệm, kiểm soát dịch bệnh trong sản xuất tôm giống.

Đối với nuôi tôm thương phẩm, việc xét nghiệm mầm bệnh trước khi thả nuôi và định kỳ trong quá trình nuôi là hết sức quan trọng, tuy nhiên tâm lý bà con nuôi tôm thường chỉ chọn những thương hiệu tôm giống quen thuộc, phó thác khâu xét nghiệm tôm giống cho cơ sở sản xuất; nhưng mầm bệnh không chỉ đến từ con giống, phần nhiều đến từ môi trường nước, từ bùn ao vụ nuôi trước xử lý chưa kỹ, từ ao nuôi lân cận, từ công cụ, dụng cụ, lưới, chài, nhân công, vv… nên việc kiểm soát định kỳ mầm bệnh trong ao nuôi phải được làm thường xuyên, ít nhất 1lần/tháng để có cách quản lý, chăm sóc phù hợp, hướng đến hiệu quả kinh tế cao nhất cho vụ nuôi. Tôi thấy bà con mình chưa quan tâm lắm đến việc kiểm soát mầm bệnh định kỳ trong ao nuôi.)

Hỏi: Những trại nuôi tôm giống hiện nay sản xuất tôm giống theo phương pháp nào và vấn đề đảm bảo chất lượng con giống được quan tâm ra sao, thưa ông?

Đáp: Hiện nay có khoảng 30% cơ sở sản xuất tôm giống nhập trực tiếp tôm bố mẹ từ nhiều nguồn như Mỹ, Thái Lan, Singapore, Mailaysia…, một số sản xuất từ nguồn tôm bố mẹ trong nước và số còn lại khoảng gần 70% chia sẻ nguồn Nauplius từ các cơ sở nhập tôm bố mẹ.

Đối với nguồn tôm bố mẹ nhập khẩu đều đi bằng đường hàng không, 100% lô hàng đều được lấy mẫu tại sân bay để kiểm tra tất cả các bệnh nguy hiểm theo quy định, chỉ những lô hàng an toàn, sạch bệnh mới được đưa vào sản xuất, phải nói thêm rằng những Công ty ở nước ngoài được xuất khẩu tôm bố mẹ vào Việt Nam phải được phía Việt Nam mà cụ thể là Tổng cục Thủy sản, Cục Thú y thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn kiểm tra và cho phép; và quy trình của họ là chọn lọc, lai tạo những đàn bố mẹ có chất lượng di truyền tốt phục vụ cho nuôi thương phẩm.

Các cơ sở sản xuất tôm bố mẹ trong nước cũng phải tuân thủ các quy trình nghiêm ngặt về lai tạo, chọn lọc, kiểm tra mầm bệnh tương tự.

Các cơ sở sản xuất tôm giống có quy trình kiểm soát chất lượng tôm giống trong suốt quá trình sản xuất nhằm đảm bảo chất lượng con giống, chẳng hạn như định kỳ bao nhiêu ngày lấy mẫu kiểm tra xét nghiệm, giai đoạn ấu trùng phải kiểm tra xét nghiệm, xét nghiệm chỉ tiêu mầm bệnh, chỉ tiêu hình thái nào, cách ứng xử khi phát hiện mầm bệnh hoặc số lượng con giống trong đàn biến đổi hình thái nhiều hơn tỷ lệ quy định…, tất cả những biện pháp đó đều được cơ sở sản xuất quan tâm thực hiện nhằm đạt được chất lượng tôm giống tốt nhất cho người nuôi)

Hỏi  Trước tình hình ô nhiễm nguồn nước gây nhiều bệnh mới trên con tôm, vấn đề xét nghiệm tôm giống đã được Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh triển khai ra sao, thưa ông?

Đáp: Các tác nhân gây bệnh là sinh vật, bản thân chúng cũng phải biến đổi với các biện pháp của con người, các thay đổi của môi trường để sinh tồn, do vậy việc phát sinh các bệnh mới là hiển nhiên, con người lại phải tiếp tục tìm ra các biện pháp, giải pháp để phòng chống dịch bệnh. Một trong những bệnh nguy hiểm bà con nuôi tôm thường gặp trong vài năm gần đây là bệnh hoại tử gan tụy cấp tính, bệnh này gây chết ở giai đoạn khá sớm 30-35 ngày tuổi với dấu hiệu tôm bỏ ăn, bơi lờ đờ, dạt bờ với đường ruột rỗng, gan tụy sưng to, nhũn vỡ hoặc chuyển sang chai cứng. Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn Vibrio parahaemolitycus, trước đây chúng chỉ gây ra các chứng phát sáng, đen mang, mòn đuôi thông thường, nhưng gần đây chúng biến đổi gắn với gen độc lực, tấn công vào hệ tiêu hóa, làm tôm bỏ ăn và gây chết.

          Hiện nay, phòng xét nghiệm của Chi cục là 1 trong 23 phòng xét nghiệm trên toàn quốc được chỉ định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với năng lực xét nghiệm 200-300 mẫu/ngày, có thể xét nghiệm các bệnh nguy hiểm như bệnh đốm trắng (WSSV), bệnh đầu vàng (YHV), bệnh Taura (TSV), bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu (IHHNV), bệnh teo gan tụy (HPV), bệnh đục cơ (IMNV), bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) và bệnh vi bào tử trùng (EHP) được thực hiện bằng phương pháp Realtime PCR, trả kết quả nhanh chóng trong ngày để phục vụ nhu cầu xét nghiệm trong và ngoài tỉnh.

          Phòng xét nghiệm của chúng tôi ngoài việc phục vụ nhu cầu kiểm soát dịch bệnh của người nuôi, phần lớn công tác xét nghiệm phục vụ cho kiểm soát mầm bệnh trong quá trình quản lý chất lượng tôm giống thông qua công tác kiểm dịch vận chuyển xuất tỉnh. Tôm giống giai đoạn Post được cán bộ kiểm dịch trực tiếp lấy mẫu ngay tại hồ ương ấu trùng, thực hiện niêm phong, mã hóa mẫu và chuyển về phòng xét nghiệm để kiểm tra các bệnh nguy hiểm theo quy định kiểm dịch. Cơ sở sản xuất phải thực hiện tiêu hủy những hồ ấu trùng bị nhiễm bệnh theo quy định tại Thông tư của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số 04, ban hành ngày 10/5/2016 quy định về phòng chống dịch bệnh động vật thủy sản)

Hỏi:  Vậy công tác quản lý cũng như việc triển khai xét nghiệm tôm giống có những kỹ thuật gì mới hay không?

Đáp: Realtime PCR hoặc PCR là một kỹ thuật sinh học phân tử được sử dụng trong phòng thí nghiệm dựa trên phản ứng tổng hợp chuỗi (Polymerase chain reaction – PCR), nhằm khuếch đại và cùng lúc xác định được số lượng của phân tử DNA mong muốn, kỹ thuật Realtime PCR cơ bản giống với kỹ thuật PCR, chỉ khác ở chỗ bỏ qua thao tác điện di có thể gây độc hại cho người xét nghiệm.

Hiện nay, kỹ thuật Realtime PCR được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như thủy sản, thú y, sinh dược, thực phẩm, nghiên cứu khoa  học… Riêng trong lĩnh vực thủy sản, kỹ thuật Realtime PCR được đánh giá là công cụ hữu hiệu và được sử dụng phổ biến giúp chẩn đoán sớm và phòng ngừa sự lây lan dịch bệnh bởi tính nhanh chóng, chính xác của nó.

Hỏi: Vấn đề khác cần trao đổi thêm thưa ông. Ông cho biết sự khác nhau của tôm giống sản xuất trong nước và con giống nhập từ nước ngoài, công tác xét nghiệm chất lượng của hai nguồn giống này như thế nào ?

Đáp: Các cơ sở sản xuất tôm bố mẹ ở nước ngoài có xuất khẩu tôm vào Việt Nam và các cơ sở sản xuất tôm bố mẹ trong nước đều đã được các cơ quan chức năng kiểm tra, xem xét và cho phép. Đối với tôm bố mẹ nhập khẩu đều phải lấy mẫu kiểm soát các bệnh nguy hiểm ngay từ sân bay và định kỳ kiểm tra lấy mẫu trong thời gian cho phép sử dụng tôm bố mẹ để sinh sản. Tôm bố mẹ sản xuất trong nước phải lấy mẫu kiểm soát các bệnh nguy hiểm định kỳ trong quá trình sản xuất và trong thời gian cho phép sử dụng tôm bố mẹ để sinh sản. Vì vậy cơ bản không có sự khác biệt về chất lượng, cũng như công tác xét nghiệm đối với 2 nguồn này.

Hỏi:  Hiện nay, Phòng Xét nghiệm bệnh thủy sản là phòng xét nghiệm duy nhất trên địa bàn tỉnh và là một trong 23 Phòng xét nghiệm trong cả nước được chỉ định với mã số LAS-NN 25. Vậy khả năng và hiệu quả của nó thời gian qua như thế nào?

 Đáp: Trạm Chẩn đoán xét nghiệm bệnh động vật của Chi cục được đặt tại khu sản xuất tôm giống xã An Hải, huyện Ninh Phước, đã được công nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 17025:2005 từ năm 2013, được đánh giá chỉ định phòng xét nghiệm ngành nông nghiệp theo Thông tư số16/2011/TT-BNNPTNT ngày 01/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định về đánh giá, chỉ định và quản lý phòng thử nghiệm ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn với mã số LAS-NN 25. Các chỉ tiêu được công nhận, chỉ định như: bệnh đốm trắng (WSSV), bệnh đầu vàng (YHV), bệnh Taura (TSV), bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu (IHHNV), bệnh teo gan tụy (HPV), bệnh đục cơ (IMNV), bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) và bệnh vi bào tử trùng (EHP) đều đã được thực hiện bằng phương pháp Realtime PCR. Trong năm 2019, Trạm Chẩn đoán xét nghiệm bệnh động vật đã thực hiện xét nghiệm 6.569 mẫu bệnh phẩm thủy sản/16.868 chỉ tiêu xét nghiệm, chủ yếu phục vụ cho công tác kiểm dịch động vật thủy sản xuất tỉnh và một phần nhu cầu tự kiểm soát dịch bệnh của người nuôi.

Hiện nay với 2 máy RealtimePCR và 1 máy PCR, Trạm có thể hoạt động với công suất 200-300 mẫu/ngày với các chỉ tiêu bệnh kể trên, thời gian xét nghiệm nhanh chóng, trả kết quả xét nghiệm trong ngày nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu xét nghiệm tôm giống trong và ngoài tỉnh.

Hỏi: Vậy ông khuyến cáo như thế nào đối với người nuôi tôm trong việc lựa chọn và xét nghiệm tôm giống có chất lượng khi thả nuôi?

Đáp: Đối với các bệnh thủy sản các biện pháp chữa trị không thực sự hiệu quả vì thường khi phát hiện một vài con tôm bị bệnh, hầu như cả ao nuôi đã nhiễm bệnh, các con đường đưa thuốc chữa bệnh đến được con tôm bệnh cũng hết sức khó khăn, chi phí lớn; bà con chỉ phòng ngừa bằng biện pháp phòng trị bệnh chung, cân bằng giữa 3 yếu tố: sức khỏe vật nuôi, môi trường và mầm bệnh; tức là chọn con giống tốt, tăng cường sức đề kháng tôm nuôi chống chịu với bệnh tật, quản lý tốt các yếu tố môi trường nuôi, xét nghiệm sạch mầm bệnh đối với tôm giống ngay từ ban đầu, đồng thời ngăn chặn các yếu tố mang mầm bệnh vào ao nuôi. Bà con lưu ý một số vấn đề sau:

          - Chọn con giống tốt, khỏe mạnh, xét nghiệm sạch các bệnh nguy hiểm ngay từ ban đầu.

          - Cải tạo ao nuôi kỹ, diệt mầm bệnh và vật mang mầm bệnh trong quá trình nuôi.

          - Định kỳ 2 lần/tháng lấy mẫu tôm nuôi để xét nghiệm kiểm tra các mầm bệnh nguy hiểm, từ đó đưa ra các biện pháp phòng chống dịch bệnh kịp thời như rải vôi cách ly, hạn chế đi lại, sử dụng chung công cụ dụng cụ, tính toán thời điểm thu hoạch...

          - Quản lý môi trường ao nuôi tốt, tránh sự biến động quá lớn các yếu tố môi trường gây sốc tôm, đặc biệt vào giai đoạn chuyển mùa. Bên cạnh đó định kỳ dùng chế phẩm vi sinh, các vi sinh có lợi bổ sung vào ao nuôi để ức chế vi sinh vật có hại, tăng sức đề kháng tôm nuôi bằng cách bổ sung vitamin C vào thức ăn của tôm.

Hỏi: Vậy công tác xét nghiệm chất lượng tôm giống sẽ được Chi cục triển khai như thế nào trong thời gian tới, thưa ông?

Đáp: Trước mắt, Chi cục sẽ tiếp tục hoàn thiện quy trình, rút ngắn thời gian xét nghiệm, trả kết quả nhanh chóng chính xác. Tiếp tục đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ xét nghiệm, thường xuyên hiệu chuẩn thiết bị, điều chỉnh nội bộ, đối chiếu kết quả xét nghiệm với các phòng xét nghiệm chuẩn có đối chiếu quốc tế,  để phục vụ được kết quả tốt nhất, nhanh chóng, chính xác, đáp ứng nhu cầu xét nghiệm của bà con nuôi tôm trong và ngoài tỉnh.

          Bên cạnh đó, với cơ sở vật chất hiện tại gồm các thiết bị máy quang phổ, phòng vi sinh, máy elisa... đơn vị cũng sẽ phát triển xét nghiệm thêm một số chỉ tiêu bệnh trên các đối tượng thủy sản khác như cá, ốc hương..., phát triển các mảng về sinh hóa, lý hóa xét nghiệm các chỉ tiêu môi trường ao nuôi, nuôi cấy vi sinh vật... để tạo ra nhiều lựa chọn hữu ích cho bà con nuôi tôm trong tỉnh và khu vực miền Trung./.

                                               Chi cục Chăn  nuôi và Thú y Ninh Thuận

Số lượt đọc: 849 - Ngày cập nhật: 23/12/2019
 Về trang trước    Bản in    Về đầu trang
Bài đã đăng:
12345678910...
Hoạt động Ngành
Văn bản Ngành
Thủ tục hành chính
Phòng chống tham nhũng
Dịch vụ Thú y - Thuỷ sản
Đảng - Đoàn thể
Công Khai Tài Chính
Tuyển Dụng Viên Chức
Kiểm dịch Thuỷ Sản
Kiểm dịch Trên Cạn
Quản lý chăn nuôi
Liên kết
HyperLink
HyperLink

TRẠM CHĂN NUÔI VÀ THÚ Y NINH PHƯỚC

KP5 TT.PHƯỚC DÂN,H.NIH PHƯỚC, NINH THUẬN.
0259.3864824
ccty_ttynp@ninhthuan.gov.vn


TRẠM CHĂN NUÔI VÀ THÚ Y NINH HẢI

THÔN kHÁNH HỘI, XàTRI HẢI, H.NINH HẢI, NINH THUẬN.
0259.3876508
nvdung.ccty@ninhthuan.gov.vn


TRẠM CHĂN NUÔI VÀ THÚ Y BÁC ÁI

THÔN TÀ LÚ, XÃ PHƯỚC ĐẠI, H.BÁC ÁI, NINH THUẬN.
0259.3840128
ccty_ttyba@ninhthuan.gov.vn


TRẠM CHĂN NUÔI VÀ THÚ Y THUẬN BẮC

THÔN ẤT ĐẠT, XÃ LỢI HẢI, H.THUẬN BẮC, NINH THUẬN.
0259.3625354
ccty_ttytb@ninhthuan.gov.vn


TRẠM CHĂN NUÔI VÀ THÚ Y PRTC



TRẠM CHĂN NUÔI VÀ THÚ Y NINH SƠN



TRẠM KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT THUẬN BẮC



TỔ KIỂM DỊCH THỦY SẢN CÀ NÁ

THÔN LẠC SƠN 1, XÃ CÀ NÁ, H.THUẬN NAM, NINH THUẬN.
0259.3760015
ccty_tkdtscn@ninhthuan.gov.vn


TỔ KIỂM DỊCH THỦY SẢN TRI HẢI



TRẠM KIỂM DỊCH THỦY SẢN AN HẢI

THÔN HOÀ THẠNH, XÃ AN HẢI, H.NINH PHƯỚC, NINH THUẬN
0259.3633008
tkthao.ccty@ninhthuan.gov.vn


TRẠM CHĂN NUÔI VÀ THÚ Y THUẬN NAM

KP5 TT.PHƯỚC DÂN,H.NIH PHƯỚC, NINH THUẬN.
0259.3763449
ccty_ttytn@ninhthuan.gov.vn


TRẠM KIỂM DỊCH THỦY SẢN AN HẢI

THÔN HOÀ THẠNH, XÃ AN HẢI, H.NINH PHƯỚC, NINH THUẬN
0259.3633008
tkthao.ccty@ninhthuan.gov.vn


TRẠM CHĂN NUÔI VÀ THÚ Y NINH HẢI



TRẠM CHẨN ĐOÁN XN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG VẬT

THÔN HOÀ THẠNH, XÃ AN HẢI, H.NINH PHƯỚC, NINH THUẬN
0259. 3835626
ntylinh.ccty@ninhthuan.gov.vn

2596852
74
TRANG CHỦ       GIỚI THIỆU       LIÊN HỆ

CHI CỤC CHĂN NUÔI VÀ THÚ Y TỈNH NINH THUẬN

ĐỊA CHỈ: ĐƯỜNG 16/4, TP.PHAN RANG-THÁP CHÀM, NINH THUẬN - ĐIỆN THOẠI: 0259.3888169

Hoạt động theo Quyết định số 90/QĐ-CCCNTY về việc ban hành Quy chế làm việc của ban biên tập website.

 

Designed by  Ninh Thuan Software