Tác hại tồn dư kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.

Kháng sinh là những hợp chất có thể giúp tiêu diệt hoặc kiềm chế sự tăng trưởng của các vi sinh vật như vi khuẩn, vi rút, nấm mốc hay động vật nguyên sinh. Việc phát hiện ra kháng sinh cách đây gần một thế kỷ là một bước ngoặt lớn của y khoa hiện đại trong việc điều trị các bệnh nhiễm trùng mà trước đây có thể gây tử vong cho rất nhiều người bệnh. Tuy nhiên kháng sinh đang dần mất đi tác dụng do hiện tượng kháng kháng sinh - tức là khả năng vi khuẩn chống lại hiệu quả của thuốc kháng sinh. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là việc lạm dụng, sử dụng bất hợp lý thuốc kháng sinh và chất kháng khuẩn trong hệ thống y tế, trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.

Trong chăn nuôi gia súc gia cầm và nuôi trồng thủy sản thì kháng sinh được sử dụng rất phổ biến. Nó được trộn vào thức ăn với mong muốn đạt mục đích về tăng trưởng, được pha vào nước uống với mục đích phòng bệnh hoặc điều trị bệnh động vật.

Một số loại kháng sinh thường được sử dụng như: Ampicillin, Enrofloxacin, Penicilline, Chloramfenicol, Chlortetracycline, Oxytetracycline, Gentamycin, Lincomycin, Colistin sulphate,  Amoxiline,... Tùy vào mục đích chữa bệnh hay tăng trọng, phòng bệnh cho vật nuôi mà mỗi loại kháng sinh đều có cách sử dụng khác nhau: Như Ampicillin là kháng sinh có tác dụng điều trị các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn Gram (-) và Gram (+) gây ra như: viêm đường tiết niệu, viêm đường sinh dục, viêm đường tiêu hóa,... và thời gian đào thải thuốc là 5 ngày (theo hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì của lọ thuốc Ampicillin của công ty Hanvet), kháng sinh Gentamycin có hiệu quả với các bệnh do vi khuẩn Gram (-) gây ra như: nhiễm trùng đường sinh dục, Viêm ruột, tiêu chảy, nhiễm trùng khớp... và phải ngưng sử dụng trước khi giết mổ 21 ngày đối với gia súc, gia cầm nuôi lấy thịt và ngưng ít nhất là 3 ngày đối với gia súc khai thác sữa (theo hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì của chai thuốc Gentamycin 100ml của công ty Mekovet)

Và gần đây nhất tại thông tư số 06/2016/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 5 năm 2016 đã qui định về danh mục, hàm lượng các loại kháng sinh được sử dụng trong thức ăn chăn nuôi với mục đích tăng trưởng như Chlortetracycline chỉ sử dụng cho Gà, chim cút (từ 1 ngày đến 28 ngày tuổi), Lợn nhỏ hơn 60kg, Bê dưới 6 tháng tuổi với liều 10mg - 50mg kháng sinh trên 1kg thức ăn hỗn hợp. kháng sinh Colistin sulphate chỉ sử dụng cho Gà, chim cút (từ 1 ngày đến 28 ngày tuổi), Lợn nhỏ hơn 60kg với liều 2mg - 20mg kháng sinh trên 1 kg thức ăn hỗn hợp, cả 2 kháng sinh Chlortetracycline và Colistin sulphate đều bị cấm sử dụng cho Gà, chim cút đẻ trứng giống. Lincomycin chỉ sử dụng từ 10mg - 20mg kháng sinh trên 1 kg thức ăn hỗn hợp cho Lợn  nhỏ hơn 60kg và cấm sử dụng cho Bê dưới 6 tháng tuổi

 Như vậy với việc tuân thủ sử dụng kháng sinh đúng liều lượng qui định, đúng đường đưa thuốc, dùng kháng sinh đặc trị đúng bệnh thì sẽ đem lại hiệu quả kinh tế, và thành công trong chăn nuôi. Ngược lại với việc người chăn nuôi vẫn sử dụng kháng sinh một cách tùy tiện, tràn lan, bất hợp lý và có thể coi là không thể thiếu kháng sinh trong chăn nuôi như thế đương nhiên sẽ dẫn tới hiện tượng kháng kháng sinh, khi đó người chăn nuôi phải sử dụng với liều cao hơn hoặc thay thế loại kháng sinh khác nặng ‘đô” hơn, tạo ra những chủng khuẩn có khả năng chống lại nhiều loại kháng sinh.

Đây là một nguy cơ rất lớn với sức khỏe cộng đồng khi các loại thuốc kháng sinh đang được sử dụng bỗng dưng không còn tác dụng, việc phòng ngừa và điều trị các bệnh nhiễm trùng ở người và động vật sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Những ca phẫu thuật thông thường sẽ trở nên nguy hiểm hơn, các ca nhiễm trùng không điều trị được sẽ kéo dài thời gian nằm viện, làm tăng các chi phí y tế và có thể làm gia tăng tỷ lệ tử vong

Bài viết này không ủng hộ hay bài xích việc sử dụng kháng sinh mà chỉ muốn nhấn mạnh rằng, chúng ta nên sử dụng sao cho hợp lý và hiệu quả, đúng lúc, đúng liều, đúng thuốc và an toàn. Kháng sinh nên được xem là hàng rào phòng thủ cuối cùng chứ không nên xem là biện pháp phòng bệnh.

Thiết nghĩ để giảm thiểu hiện tượng tồn dư kháng sinh trong chăn nuôi phải có sự phối hợp đồng bộ giữa cơ quan quản lý với nhà sản xuất thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi tăng cường tuyên truyền về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, xử lý nghiêm các vụ vi phạm như: sử dụng kháng sinh nằm ngoài danh mục, hàm lượng kháng sinh vượt mức cho phép, kháng sinh hết hạn sử dụng, ...

Và hơn hết người chăn nuôi phải áp dụng những tiến bộ khoa học, ứng dụng thực tiễn trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, nên dùng các biện pháp sinh học và chế phẩm sinh học để phòng bệnh thay vì dùng kháng sinh, tăng cường sức đề kháng của vật nuôi bằng cách bổ sung các vitamin, khoáng chất, các men vi sinh, các Enzym. Trường hợp bất khả kháng cuối cùng hãy mới nghĩ tới giải pháp kháng sinh và trong trường hợp này tuyệt đối tuân thủ thời gian ngưng sử dụng thuốc trước khi giết thịt đúng theo hướng dẫn ghi trên nhãn chai thuốc hoặc bao bì.

BSTY Nông Hồng Duyên

Số lượt đọc: 2281 - Ngày cập nhật: 31/03/2017
 Về trang trước    Bản in    Về đầu trang
Bài đã đăng:
Hoạt động Ngành
Văn bản Ngành
Thủ tục hành chính
Phòng chống tham nhũng
Dịch vụ Thú y - Thuỷ sản
Đảng - Đoàn thể
Công Khai Tài Chính
Tuyển Dụng Viên Chức
Kiểm dịch Thuỷ Sản
Kiểm dịch Trên Cạn
Quản lý chăn nuôi
Liên kết
HyperLink
HyperLink

TRẠM CHĂN NUÔI VÀ THÚ Y NINH PHƯỚC

KP5 TT.PHƯỚC DÂN,H.NIH PHƯỚC, NINH THUẬN.
0259.3864824
ccty_ttynp@ninhthuan.gov.vn


TRẠM CHĂN NUÔI VÀ THÚ Y NINH HẢI

THÔN kHÁNH HỘI, XàTRI HẢI, H.NINH HẢI, NINH THUẬN.
0259.3876508
nvdung.ccty@ninhthuan.gov.vn


TRẠM CHĂN NUÔI VÀ THÚ Y BÁC ÁI

THÔN TÀ LÚ, XÃ PHƯỚC ĐẠI, H.BÁC ÁI, NINH THUẬN.
0259.3840128
ccty_ttyba@ninhthuan.gov.vn


TRẠM CHĂN NUÔI VÀ THÚ Y THUẬN BẮC

THÔN ẤT ĐẠT, XÃ LỢI HẢI, H.THUẬN BẮC, NINH THUẬN.
0259.3625354
ccty_ttytb@ninhthuan.gov.vn


TRẠM CHĂN NUÔI VÀ THÚ Y PRTC



TRẠM CHĂN NUÔI VÀ THÚ Y NINH SƠN



TRẠM KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT THUẬN BẮC



TỔ KIỂM DỊCH THỦY SẢN CÀ NÁ

THÔN LẠC SƠN 1, XÃ CÀ NÁ, H.THUẬN NAM, NINH THUẬN.
0259.3760015
ccty_tkdtscn@ninhthuan.gov.vn


TỔ KIỂM DỊCH THỦY SẢN TRI HẢI



TRẠM KIỂM DỊCH THỦY SẢN AN HẢI

THÔN HOÀ THẠNH, XÃ AN HẢI, H.NINH PHƯỚC, NINH THUẬN
0259.3633008
tkthao.ccty@ninhthuan.gov.vn


TRẠM CHĂN NUÔI VÀ THÚ Y THUẬN NAM

KP5 TT.PHƯỚC DÂN,H.NIH PHƯỚC, NINH THUẬN.
0259.3763449
ccty_ttytn@ninhthuan.gov.vn


TRẠM KIỂM DỊCH THỦY SẢN AN HẢI

THÔN HOÀ THẠNH, XÃ AN HẢI, H.NINH PHƯỚC, NINH THUẬN
0259.3633008
tkthao.ccty@ninhthuan.gov.vn


TRẠM CHĂN NUÔI VÀ THÚ Y NINH HẢI



TRẠM CHẨN ĐOÁN XN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG VẬT

THÔN HOÀ THẠNH, XÃ AN HẢI, H.NINH PHƯỚC, NINH THUẬN
0259. 3835626
ntylinh.ccty@ninhthuan.gov.vn

2596852
5
TRANG CHỦ       GIỚI THIỆU       LIÊN HỆ

CHI CỤC CHĂN NUÔI VÀ THÚ Y TỈNH NINH THUẬN

ĐỊA CHỈ: ĐƯỜNG 16/4, TP.PHAN RANG-THÁP CHÀM, NINH THUẬN - ĐIỆN THOẠI: 0259.3888169

Hoạt động theo Quyết định số 90/QĐ-CCCNTY về việc ban hành Quy chế làm việc của ban biên tập website.

 

Designed by  Ninh Thuan Software